Quân tử không ngại xuất thân, không giấu giếm những hạn chế, khiếm khuyết, sai lầm.

Trọng nhân – Trọng đức – Trọng thị. Bởi vậy mà luôn cầu thị để nhận thêm những sự chỉ giáo!!!

Lời mở đầu

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất đẹp, ngoại thành Thăng Long xưa, Hà Nội ngày nay. Vùng đất với phong cảnh đẹp thi vị hữu tình, điểm lưu tới của quan triều đình, văn nhân mặc khách thời xưa.

Trong tâm hồn của Quang Vũ luôn có một góc riêng dành cho thi ca, văn hóa.

Khi còn là một cậu bé tuổi rất nhỏ, trong mình thi thoảng xuất hiện có một cảm giác thoáng qua là ở một vài kiếp sống trước đó mình đã từng là một nhà văn lớn.

Tuy nhiên, khi nhỏ bản thân thích sau này mình sẽ trở thành một nhà phát minh. Suy nghĩ này xuất phát từ những câu chuyện đọc về nhà bác học Edison.

Chính vì có sự đan xen giữa hai điều đó, mà năm cuối cấp ba, đứng trước sự lựa chọn ngành nghề, Quang Vũ đã ưu tiên chọn ngành thuộc khối khoa học tự nhiên thay vì khoa học xã hội nhân văn.

Lúc đó, bản thân đã tự nói với mình, đây là hai thứ hoàn toàn trái ngược, giờ mình chỉ có thể chọn một, nhưng tại một thời điểm phù hợp mình sẽ trả món nợ với lĩnh vực văn hóa sau.

Bao nhiêu năm qua, bản thân vẫn luôn lặng lẽ tìm tòi nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, giống như một chú kiến hàng ngày miệt mài tha mồi về tổ. Để đến bây giờ, đến cái thời điểm mà bản thân đã có thể viết lên những điều đã chất chứa trong tâm bấy lâu.

Nhịp điệu thời gian

Thủa thiếu thời đến với hội hoạ là để giải toả nỗi lòng.

Bước qua cái tuổi thiếu niên, đến với cái tuổi thanh niên khi bước những bước chân đầu tiên vào đời, người thanh niên cầm bút viết văn để lưu lại những xúc cảm sống mới.

Thời gian thấm thoát thoi đưa, bận với bộn bề công việc, các mối quan hệ xã hội, gia đình, đã có những khoảng lặng dài tưởng chừng đã lãng quên đi cái cảm của văn và thi ca.

Sống giữa xã hội của loài người – một xã hội chứa đựng đầy rẫy những sự phức tạp, lòng người khó đoán, sự tình đa đoan. Nếu như trong cái chốc lát thoáng qua của cuộc sống bị đánh mất đi cái tỉnh táo dễ bị sóng và gió của thời gian cuốn đi lúc nào không hay. Trôi nổi, rồi va đập đến các bến bờ rồi lại bị sóng cuốn ra xa, bị cuộc đời nâng lên rồi lại dìm xuống như vậy mãi mà không ngớt.

Phản bổn quy chân…

Thử tìm về lại với những sự tĩnh tại, cái đơn sắc của cuộc đời, như là bức tranh thuỷ mặc ít sắc màu nhưng diễn nghĩa nội hàm triết học nhân sinh sâu xa vậy

Giữa cái lúc đang nổi trôi, chông chênh, dập dờn đó, cái lúc mà tâm như viên ý như mã, tinh thần bất định, người thanh niên biết đến hai chữ Chánh niệm. Cái duyên nhỏ mà dẫn người thanh niên đến tháng ngày tìm hiểu pháp của Phật.

Tinh thần dần ổn định, nhờ vậy mà có thể tập trung vào một điểm hội tụ, để từ đó nhìn mở rộng ra cái thế giới thật bao la của đạo học trời đất, của triết học nhân sinh, của văn hoá, của thi ca…

Bài thơ thứ nhất… viết về chữ Ngộ

Bài thơ lấy tên Nhật Quang Trường Hải gửi đến những lời nhắn tới tác gia bỏ lại quá khứ hãy còn dở dang, mà đọng lại ở hiện tại để tiếp tục bước chân kéo tương lai trở về với hiện tại. Mãi mãi là sự dở dang… cuộc đời là vậy, muốn tròn vẹn mà không thể nào. Chấp nhận được cái sự bất toàn vẹn đó mới có thể giữ được cái sự thanh thản trong tâm, cái sự vô vi giữa cuộc đời.

Bài thơ thứ hai tôn vinh chữ Nghĩa, những cuộc gặp mặt trong khúc hoan ca, cùng tấm chân tình quảng nghĩa của người quân tử, hảo huynh đệ.

Bài thơ thứ ba diễn nghĩa cái Khí của bậc anh hùng. Phi tiểu nhân bất thành quân tử. Người anh hùng trước nhất, cần có được là cái hùng tâm tráng khí, cùng cái tầm cao chí lớn. Bức tường thành phía trước có cao dày đến mấy đi chăng nữa cũng đâu thể làm khó được bậc đại trượng phu với cái tâm lớn, cái tầm cao.

Đọc thêm

Cái nhìn và quan điểm đổi mới…

Cái nhìn của nhân sinh gắn với sự tiếp biến của thời đại, mang đến những quan niệm về văn nhân thi sĩ, về văn học và thi ca thời đại mới

Đạo học, triết học, cùng nhân sinh luận của Quang Vũ tiếp thu, kế thừa từ Phật gia, Lão gia, Nho gia. Trên cơ sở của tam giáo đồng nguyên lấy làm ba trụ cột, đặt trong cái sự vận động khách quan của thời đại, cùng cái nhìn hết sức khách quan của Quang Vũ …

Văn học, thi ca và hoạ phẩm của Quang Vũ từ đó mà thành hình. Nó được bày ra với cái nhịp điệu trầm hùng, sâu lắng, cái âm sắc tráng ca cứ ngân vang bất tận …

Thế giới luận…

Thế giới luôn dịch biến theo chiều tăng trưởng phát triển, hoặc lụi tàn.

Đạo học, triết học và văn hoá trung hoa có sức mạnh dung dưỡng sự phát triển, bồi bổ tinh thần, thiết lập cương thường đạo lý, quy tắc đối nhân xử thế cho sự ổn định – phát triển của xã hội và con người. Bởi vậy mà, nền văn minh trung hoa hiện giờ là nền văn minh cổ đại duy nhất còn tồn tại, trong khi các nền văn minh cổ đại khác đã suy tàn, biến mất.